Khủng hoảng năng lượng (Kỳ I): Ẩn họa từ Trung Quốc và Châu Âu

Back to Tin Tức

Khủng hoảng năng lượng (Kỳ I): Ẩn họa từ Trung Quốc và Châu Âu

Trung Quốc và Châu Âu đang trong tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, khiến thế giới có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng năng lượng.

Tình trạng thiếu điện sẽ càng trở nên nghiêm trọng vì nhiều yếu tố đang đẩy nguồn cung than, khí gas trở nên nghiêm trọng hơn.

Khan hiếm than ở Trung Quốc

Than đá chiếm tới 56,8% nguồn sản xuất điện năng của Trung Quốc năm 2020, giảm từ 72,4% của 15 năm trước. Vì vậy, nguồn cung và giá than đá có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện ở Trung Quốc. Vấn đề là nước này đang thiếu than nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Trung Quốc thắt chặt nguồn cung và sử dụng than đá nhằm giảm lượng khí thải. Thứ hai, COVID-19 đã làm gián đoạn nguồn cung than đá. Thứ ba, có nhiều tai nạn ở các hầm mỏ khiến Trung Quốc siết chặt khai thác mỏ. Thứ tư, Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Australia sau khi Australia yêu cầu cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc COVID-19.

Sự thiếu hụt than đá ở Trung Quốc khiến giá than đá thế giới tăng vọt. Giá than đá thế giới đã tăng 171%, từ hơn 83 USD/tấn ngày 1/1/2021 lên 228 USD/tấn vào ngày 30/9/2021, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Tóm lại, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc chủ yếu là do nguồn cung than khan hiếm và giá than quá cao khiến sản xuất điện từ than thua lỗ nặng. Tình trạng cắt điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư ở Trung Quốc là khá nghiêm trọng, đặc biệt ở Giang Tô, Quảng Đông, Triết Giang.

Nan giải khí gas ở Châu Âu

Điện từ khí gas tự nhiên và than đá chiếm trên 35% tổng sản lượng điện ở Châu Âu. Tuy nhiên, than đá là loại nguyên liệu gây ô nhiễm nhất nên nó đang bị loại bỏ nhanh ở Châu Âu. Do đó, khí gas tự nhiên là chỗ dựa tạm thời trước khi thay thế hoàn toàn bằng điện gió và điện mặt trời.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế lại khiến Châu Âu thiếu khí gas để sản xuất điện sau khi cắt giảm sự lệ thuộc sản xuất điện vào than đá nhằm đáp ứng mục tiêu giảm lượng khí thải để chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, mùa đông lại đến gần nên nhu cầu khí gas để sưởi ấm cũng tăng lên. Kết quả, cầu về khí gas tăng cao đã khiến giá gas tăng vọt. Các chính phủ đang lo ngại, nếu nguồn cung khí gas không đủ sẽ thiếu điện trên diện rộng và có thể sẽ phải cắt giảm sản xuất và tiêu dùng.

Rủi ro trên là đáng lo ngại, bởi mức tồn kho dự trữ khí gas ở Châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục trong vài thập kỷ với mức dưới 75% mức đầy đủ. Trong khi đó, thời tiết năm nay khá ôn hòa lại khiến nguồn điện từ các tuốc bin gió không cung ứng đủ công suất. Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân lại quá cũ không thể tăng công suất được. Ngoài ra, Trung Quốc thiếu than nên cũng đi tìm nguồn khí gas thay thế khiến sự khan hiếm khí gas thêm trầm trọng.

Kỳ II: Triển vọng và hàm ý chính sách

Theo: diendandoanhnghiep.vn

*****************

Công ty cổ phần Như Tín được thành lập vào tháng 01 năm 2010. Chúng tôi luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác và không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh trên cơ sở mang lại lợi ích song phương. Chúng tôi chuyên cung cấp bã điều (bã vỏ hạt điều sau ép dầu). Là đơn vị tiên phong khởi xướng việc ứng dụng chất đốt bã điều cho các lò hơi công nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng các giải pháp để sử dụng hiệu quả chất đốt bã điều (hay các chất đốt sinh khối khác)

Share this post

Back to Tin Tức

NHƯ TÍN HỖ TRỢ 24/24

UY TÍN - KINH NGHIỆM - TẬN TÂM

Cam kết mang đến khách hàng sản phẩm tốt nhất