Giấy vận tải là gì? Quy định lập giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa

Back to Tin Tức

Giấy vận tải là gì? Quy định lập giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa

Giấy vận tải là gì? Quy định lập giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa? Mức xử phạt đối với hành vi không mang theo giấy vận tải?

Giấy vận tải là giấy tờ do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa trên đường.

Giấy vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT như sau:

2. Giấy vận tải

a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.

c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.”

Giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Theo khoản 6, khoản 7 Điều 53 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

“6. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

7. Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.”

Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiên. Việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không.

Đồng thời, theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về  xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ:

“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;”

Có thể thấy, giấy vận tải là một loại giấy tờ bắt buộc phải có khi vận chuyển hàng hóa của những xe tham gia kinh doanh vận tải. Nếu không có loại giấy tờ này khi vận chuyển hàng hóa thì có thể sẽ bị xử phạt với mức 800 đến 1 triệu đồng theo quy định trên. Về thẩm quyền xử phạt thì công an giao thông hoàn toàn có quyền xử phạt với lỗi vi phạm này. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:

“2. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định này.”

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Nếu công ty bạn là đơn vị kinh doanh vận tải thì bên bạn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Theo đó, khi kinh doanh vận tải hàng hóa, đơn vị kinh doanh vận tải phải làm mẫu giấy vận tải. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải. Trên giấy vận tải phải đảm bảo các nội dung gồm:

– Tên đơn vị vận tải;

– Tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển;

– Hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình);

– Số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng;

– Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe;

– Thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải.

Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi. Ngoài ra, sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) không sẽ bị xử phạt về lỗi “Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định”.

Khi bạn điều khiển xe không có giấy vận tải, theo quy định tạiNghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Như vậy, bên bạn bị xử phạt theo lỗi không có giấy vận tải là đúng.

Theo luatduonggia.vn

Share this post

Back to Tin Tức

NHƯ TÍN HỖ TRỢ 24/24

UY TÍN - KINH NGHIỆM - TẬN TÂM

Cam kết mang đến khách hàng sản phẩm tốt nhất