Khan hiếm lao động sau giãn cách

Back to Tin Tức

Khan hiếm lao động sau giãn cách

Việc người lao động mất việc kéo dài và di chuyển ồ ạt về quê trong thời gian qua đã tạo ra những khó khăn cho thị trường lao động


Nhiều lao động phổ thông đã rời thành phố về quê, điều này khiến cho các công ty vừa trở lại hoạt động khó tìm được nhân lực cho các công việc phổ thông như phụ xe, khuân vác, … Công ty chúng tôi cung cấp giải pháp xuống hàng hóa là các vật liệu rời một cách tự động cho xe tải thùng, xe container – không cần dùng nhân lực phổ thông. HỆ THỐNG XUỐNG HÀNG TỰ ĐỘNG TIẾT KIỆM THỜI GIAN, NHÂN LỰC là sự đầu tư hiệu quả cho quý khách hàng. Vui lòng liên hệ: 097.857.2662 để được phục vụ!


Sau một thời gian chờ đợi nhưng tình hình dịch Covid-19 tại TP HCM diễn biến phức tạp, cuối tháng 7-2021, chị Lê Thị Kim Cúc, công nhân (CN) Công ty TNHH Freetrend – KCX Linh Trung I (TP Thủ Đức, TP HCM), quyết định đưa cả gia đình về quê ở Phú Yên.

Nhiều người không trở lại

Tương tự, chị Lê Thị Thanh, CN Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM), cũng về quê tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang từ đầu tháng 8. Chị Thanh tâm sự: “Công ty phải nghỉ việc dài ngày để phòng chống dịch, ở TP HCM bây giờ khó khăn quá, tiền lương không có, lại phải thuê nhà nên tranh thủ về phụ giúp ba mẹ làm vườn. Khi nào hết dịch sẽ tính”. Cũng như chị Cúc, chị Thanh, nhiều người lao động (NLĐ) phải về quê để tránh dịch và giảm bớt gánh nặng chi tiêu. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động khi hoạt động sản xuất được mở trở lại.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) các KCN TP HCM (HBA), kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4, có ít nhất 20.000 lao động làm việc trong các KCX-KCN rời TP về quê. Bên cạnh đó, hàng chục ngàn CN làm việc ở các KCX Linh Trung I, II, Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức), KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi)… nhưng lại thuê trọ, sinh sống ở các khu vực giáp ranh với TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An không thể đi lại được do các địa phương áp dụng các biện pháp phòng dịch. Tình hình này khiến các DN đối mặt nguy cơ thiếu hụt lao động một khi dịch bệnh được khống chế.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), các DN trong ngành chế biến gỗ như đang đứng ngồi không yên khi các hợp đồng đặt hàng rất nhiều nhưng không đủ lao động. Qua khảo sát, chỉ có 141/265 DN chế biến gỗ tại vùng trọng điểm phía Nam (gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh), duy trì hoạt động, với số lượng CN làm việc khoảng 30.700 người, chỉ bằng 1/4 số CN trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Điều này đồng nghĩa là 3/4 số lượng CN trong các DN này đã phải nghỉ việc. Quy mô hoạt động của DN đã bị thu hẹp chỉ còn 50%, thậm chí có DN chỉ còn 30% do dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn bộ CN xin về quê lánh dịch.

Không riêng gì ngành chế biến gỗ, hiện hàng loạt ngành nghề tham gia chuỗi sản xuất như dệt may, thủy sản, chế biến thực phẩm, máy móc công nghiệp… đều bị sụt giảm lao động nghiêm trọng, đặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm đang là “điểm nóng” về dịch Covid-19 như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Việc NLĐ rời bỏ nhà máy vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã để lại một khoảng trống lao động rất lớn, nhất là khi kinh tế hồi phục.

Xoay xở giữ lao động

Nhà máy Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công ở KCN Tân Bình (quận Tân Phú, TP HCM) có 4.400 lao động. Từ ngày 17-7, theo yêu cầu của chính quyền TP, DN tổ chức cho 2.200 CN ăn ở và làm việc tại chỗ, giảm quy mô sản xuất còn 50%. Sau hơn 1 tháng duy trì, số lao động “3 tại chỗ” của công ty còn 1.800 người.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự công ty, cho biết đã lường trước tình huống CN ở lâu sẽ mệt mỏi nên ban giám đốc cố gắng chăm sóc tốt nhất từ ăn uống, ngủ nghỉ, chăm lo đời sống tinh thần. DN thực hiện “3 tại chỗ” không có lợi nhuận, chi phí tăng cao nhưng năng suất chỉ đạt một nửa. Ngoài lương, CN còn được trả thêm 80.000 đồng/ngày. Riêng chi phí xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tiêu tốn của nhà máy hơn 2 tỉ đồng.

Ông Tuấn cũng cho hay 95% đơn hàng của công ty là xuất khẩu. Trong điều khoản hợp đồng, đối tác loại trừ lý do giao hàng chậm, trễ vì dịch bệnh nên DN phải sản xuất bảo đảm tiến độ để không bị phạt. Hiện ban giám đốc tìm mọi cách động viên CN. Điều khiến công ty lo nhất là mới chỉ có 400/1.800 CN thực hiện “3 tại chỗ” được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19. Lãnh đạo công ty mong mỏi TP đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin mũi 2 cho CN để sớm trở lại sản xuất bình thường.

Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi, TP HCM), cho hay thời gian công ty ngừng hoạt động để chống dịch đã khá dài (từ ngày 15-7 đến nay) nên cả NLĐ và DN đều mong muốn sớm mở cửa trở lại. Công ty đang nỗ lực đàm phán với các đối tác để giữ đơn hàng, do đó, nếu trở lại hoạt động nguồn đơn hàng vẫn bảo đảm. Nếu thực hiện tái sản xuất theo từng giai đoạn với số lượng lao động tăng dần đến dưới 70% thì nguồn lao động của công ty vẫn đáp ứng đủ. Còn nếu hoạt động 100% công suất thì chắc chắn sẽ thiếu lao động do một số CN về quê tránh dịch, sống trong khu cách ly, phong tỏa hoặc nhiễm bệnh… và việc tuyển dụng lại lao động cũng sẽ rất khó khăn.

“Chúng tôi mong mỏi TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ cho NLĐ theo tinh thần Nghị quyết 68, đồng thời sớm có giải pháp khả thi để DN sớm hoạt động trở lại” – ông An kiến nghị.

(Theo báo Người lao động)

Share this post

Back to Tin Tức

NHƯ TÍN HỖ TRỢ 24/24

UY TÍN - KINH NGHIỆM - TẬN TÂM

Cam kết mang đến khách hàng sản phẩm tốt nhất